Học thuyết lí luận Bồn_trũng_đại_dương

Sự thay đổi mức mặt biển do cấu tạo vỏ trái đất gây ra, ý chỉ là do một số loại vỏ trái đất nào đó vận động nên dẫn đến sự thay đổi mức mặt biển của khu vực cục bộ hoặc mang tính toàn cầu. Vỏ trái đất mang tính cục bộ vận động lên xuống, có thể dẫn đến sự thay đổi mức mặt biển mang tính khu vực. Xuất hiện loại tình huống này, là kết quả của sự phát sinh thay đổi khoảng cách giữa mặt biển tương đối so với mặt lục địa. Sự thay đổi lên xuống của mức mặt biển gây ra mang tính toàn cầu, là do dung tích của bồn trũng đại dương sinh ra một số loại thay đổi nào đó, vỏ trái đất của đáy đại dương xảy ra lún xuống hoặc hình thành bồn trũng đại dương mới. Tổng dung tích của bồn trũng đại dương trên thế giới to thêm sẽ dẫn đến mức mặt biển hạ thấp; trái lại, vỏ trái đất của đáy đại dương nâng lên, một vài bồn trũng đại dương nào đó tan biến, có thể khiến cho mức mặt biển lên cao. Học thuyết kiến tạo mảng cho rằng, sự thay đổi mức mặt biển có liên quan với vận tốc khuếch trương đáy biển. Vật chất mà sống núi giữa đại dương tăng sinh chính là nhiệt, trôi qua theo thời gian nên dần dần nguội lạnh đi, trở nên kín sát, do đó nham thạch quyển đáy đại dương tăng trưởng và lún xuống theo thời gian ở trong quá trình di động khuếch trương hướng về trục hoành (đường ngang). Nếu như vận tốc khuếch trương đáy đại dương rất mau lẹ, đáy đại dương cách đỉnh sống núi giữa đại dương một phần khoảng cách nhất định, không có đủ thời gian để nguội đến mức độ "bình thường", đáy đại dương đã cao hơn trong tình huống bình thường, do đó dù cho lượng nước biển toàn bộ không thay đổi (đa số học giả cho là, từ Đại Cổ sinh đến nay lượng nước biển cơ bản không có thay đổi), tại vì dung tích của bồn trũng đại dương giảm bớt, mức mặt biển cũng sẽ lên cao. Tương phản, khi vận tốc khuếch trương đáy biển rất chậm chạp, thì mức mặt biển sẽ hạ thấp. Trên thật tế, sự biến động mức mặt biển do vận tốc khuếch trương đáy biển gây ra, chu kì kéo dài đến nhiều triệu năm, biên độ biến đổi của nó có thể đạt đến khoảng 300 đến 500 mét.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bồn_trũng_đại_dương http://www.ifremer.fr/exploration/enjeux/relief/in... //doi.org/10.1134%2FS000143700705013X http://www.oceanmotion.org/html/resources/etopo.ht... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2007Ocgy...47..7... https://d-nb.info/gnd/4517641-3 https://web.archive.org/web/20081216003738/http://... https://geographic.org https://geographic.org/geographic_names/name.php?u... https://www.nationalgeographic.org/encyclopedia/ba... https://www.wikidata.org/wiki/Q1069932#identifiers